Vụ lúa Đông Xuân của thời áo trắng

Mình nhớ vào mùa vụ lúa đông xuân của thời còn là học sinh cấp 3, khi tan học về là chạy ra đồng cùng mấy đứa em suốt lúa cho người ta. Mình nhớ rất rõ khi chiếc máy suốt lúa bị lún xuống đường nước không thể tự bò lên được, anh em phải đào đất để chiêm rơm đất khô vào bánh xe  máy bường lên.

Do bùn bị nhão dữ quá nên máy không thể tự lên được, càng bường càng lún sâu hơn, không còn cách nào khác mình phải vừa đi vừa chạy bộ hơn 3 km xuống kênh chỗ đậu chiếc chẹt chở máy suốt để lấy dây thừng và rở cặp cầu trên chẹt để đem ra máy bắt cho máy bường lên khỏi vũng lầy.

Chuyện vác cặp cầu bằng sắt nặng hơn 50 kg từ cái chẹt đến chỗ máy bị lún không hề dễ, vừa mệt do đào móc đất, vừa mệt do đi chặn đường xa làm nản lòng nhưng phải cố để vượt qua. Kiểu máy suốt lúa ngày xưa khá cực nay thì công nghệ phát triển giúp người nông dân không còn làm việc nặng nhọc vào mùa lúa nữa.

Vụ lúa đông xuân thời áo trắng

           Vụ lúa đông xuân thời áo trắng

Giới thiệu về máy suốt lúa và quá trình cải tiến máy

Trước đây, lúa sau khi qua hệ thống gằn và vê xong, người vận hành máy đập lúa phải hứng lúa bằng thúng vê, sau đó mới đổ vào bao. Việc này đòi hỏi hai nhân công, một người cầm miệng bao hứng lúa còn một người bưng lúa đổ vào. Để giảm số người trên chỉ còn một người, một sáng kiến mới được ứng dụng vào thực tế : chế tạo thêm bộ phận đưa lúa ra ngoài. Người vận hành chỉ cần kê miệng bao vào máng đưa lúa ra để hứng lấy lúa.

Sáng kiến này được áp dụng từ mô hình các máy xay lúa lưu động rất phổ biến ở nông thôn. Đầu tiên, các nhà sản xuất máy đập lúa dùng hệ thống “bồ đài” ( loại băng tải có mang gàu xúc ) để đưa lúa từ buồng chứa ra ngoài. Tuy nhiên, hệ thống này rất cồng kềnh nên không phát huy được tác dụng. Không chịu lùi bước, nhà sản xuất chuyển sang dùng loại vít tải tương tự như cối xay cà phê. Sáng kiến này tỏ ra rất hiệu quả và nhanh chóng được ứng dụng vào máy đập lúa.

Từ lúc bắt đầu hình thành đến nay, máy đập lúa đã trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Chính từ thực tế “ Cái khó ló cái khôn”, mà những người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long

– Trong đó người có nhiều công lao nhất là bác Ba Khoái – đã bằng khối óc và con tim của mình cải tạo chiếc máy tuốt lúa đơn giản đầu tiên trở thành chiếc máy đập lúa tương đối hoàn chỉnh như hiện nay.

Máy đập lúa hiện nay không những chỉ đập được lúa mà còn có thể tách được hạt của các loại nông sản khác như đậu nành, mè và các hạt rau muống. Các máy đập lúa do Thái Lan sản xuất bắt chước từ máy đập lúa của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Campuchia nhưng về tính năng không thể sánh bằng máy đập lúa của Việt Nam, giá thành của nó cũng cao hơn nên người dân Campuchia thích sử dụng máy đập lúa của Việt nam hơn .

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*